PHÂN LOẠI CÁC DÒNG THIẾT BỊ NETWORK SWITCH

I. GIỚI THIỆU VỀ SWITCH

Network Switch hay bộ chuyển mạch mạng là những thiết bị mạng được dùng để kết nối và chuyển tiếp dữ liệu truyền tải giữa các thiết bị đầu cuối.

Network Switch thông minh, ổn định và truyền tải dữ liệu nhanh chóng hơn thiết bị Hub, Hubs là thiết bị chỉ truyền gói tin đã nhận tới mọi cổng khác có trên Hub, Hub không thể phân biệt các thiết bị đầu cuối kết nối khác nhau nên hiệu suất mạng thấp hơn.

 

II. PHÂN LOẠI CÁC DÒNG SWITCH

1. Fixed Switches

Fixed Switches là dòng Switch được thiết kế với số lượng Port/Interfaces cố định và không thể thay đổi hoặc gắn thêm Modules mở rộng. Fixed Switches có thể thuộc loại Unmanaged hoặc Managed Switch. 

Các Fixed Switches phổ biến như Cisco 2960 (End of Life), Cisco 9200, Cisco 9300, ...

Các Fixed Switches được sử dụng phổ biến trong bất kỳ loại hạ tầng mạng nào, từ mạng gia đình cho đến mạng doanh nghiệp lớn. Có rất nhiều Series Switch với số lượng Port và Port Speed khác nhau tùy thuộc vào số lượng kết nối thiết bị đấu cuối yêu cầu.

2. Modular Switches (Chassis)

Modular Switches hay còn gọi Chassis Switch là dòng Switch được thiết kế dưới dạng khung lớn với các khoảng trống để lắp thêm các Module Switch nhằm mở rộng tính năng hoặc mở rộng phần cứng thiết bị, mở rộng khả năng đáp ứng số lượng Port đấu nối.

Các Modular Switches phổ biến hiện nay là dòng Cisco Chassis 9400 Series (9404R, 9407R, 9410R)

Các Modular Switches thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và trong các mạng doanh nghiệp lớn. Với thiết bị này, quản trị viên có thể phân chia thành nhiều phân đoạn mạng với hàng trăm VLAN và cũng có thể cung cấp định tuyến giữa các VLAN này.

3. Stackable Switches

Stackable Switches là dòng Switch được thiết kế cho phép xếp chồng (Stacking) nhằm ghép nhiều Switch với nhau thành một nhằm sử dụng tối ưu hiệu năng và mở rộng khả năng đáp ứng số lượng Port yêu cầu. Nếu một Port hoặc cáp bị lỗi sẽ được thay thế bởi một đơn vị khác dự phòng, các Memeber trong Stack sẽ tự động thay thế cho đơn vị gặp lỗi với tốc độ nhanh chóng.

Các Stackable Switches phổ biến như Cisco 350X (End of Life), Cisco 9200, Cisco 9300, ...

Về nguyên tắc thì tối đa có thể xếp chồng 8 Switch:

Các Stackable Switches có thể thay thế các Modular Switch ở mức độ yêu cầu là mở rộng số lượng Port đáp ứng, các công ty không muốn chi quá nhiều tiền cho các mô hình Modular Switch thì có thể ứng dụng mô hình Stackable Switches.

4. Power over Ethernet (PoE) Switches

PoE Switches là dòng Switch được thiết kế cho phép cung cấp nguồn điện cho các thiết bị như Voice IP Phone, Camera IP hoặc  Access-Point thông qua cùng một sợi cáp truyền tải dữ liệu. Switch PoE mang lại tính linh hoạt trong việc dễ dàng đặt các thiết bị ở những nơi khó có thể lắp đặt ổ cắm điện như các Access Point thường hay lắp bên trong tường hoặc trần nhà.

Các PoE Switches phổ biến như Cisco SGE2000P, SG350, SG250, SG110, ... Mốt số dòng Access Switch như Cisco 2960S cũng cung cấp tính năng PoE.

PoE Switches thường sử dụng để cấp nguồn điện cho các thiết bị mạng (Voice IP Phone, Camera IP hoặc  Access-Point ) cách xa nguồn điện hoặc lắp đặt ở những vị trí khó đặt nguồn điện.

5. Optical Fiber Ports Switches

Optical Fiber Port Switches  dòng Switch hỗ trợ các kết nối quang học thông qua các linh kiện Tranceiver SFP, cáp quang có thể cung cấp kết nối với tốc độ, băng thông cao (10Gb) với khoảng cách xa hơn giới hạn 100 mét của cáp Ethernet đồng thông thường.

Optical Fiber Port Switches thường được dùng khi cần kết nối nhiều Switch ở khoảng cách xa như giữa các tầng lầu và hầm.

6. Unmanaged Switches

Unmanaged Switches là dòng Switch được thiết kế dành cho các nhu cầu đơn giản cắm và chạy (Plug & Play), cung cấp dịch vụ ngay tức thời, có thể không cần cài đặt hoặc cấu hình ở mức đơn giản.

Các Unmanaged Switches thường được dùng trong các mạng gia đình hoặc bất cứ nơi nào chỉ cần một vài cổng, chẳng hạn như trên bàn làm việc, trong phòng Lab hoặc trong phòng họp.

7. Managed Switches

Managed Switches là dòng Switch được quản lý và cấu hình bởi người quản trị, các dòng Switch này khi xuất xưởng sẽ không có các cấu hình tính năng chuyên biệt mà chỉ có những tính năng căn bản bắt buộc như Spanning-Tree cơ bản. Người quản trị sẽ thực hiện cấu hình các tính năng trên Switch để đáp ứng các nhu cầu trong hạ tầng mạng.

Quản trị viên cần phải có một số kiến ​​thức về mạng để thiết kế, cấu hình và quản lý Managed Switch như vậy, do đó chúng chủ yếu được sử dụng trong các mạng lớn hơn hoặc dành cho những người dùng thành thạo biết cách cấu hình chúng.

Managed Switch là dòng Switch cao cấp cung cấp bộ tính năng toàn diện (khả năng định tuyến, giới hạn truy cập, PoE, Quản lý hiệu suất và Remote) phục vụ cho các hệ thống mạng quy mô lớn hoặc đóng vai trò Switch Core (L2&L3) trong các mô hình mạng nhỏ hơn. khắc phục sự cố, tốc độ cao từ 10Gb trở lên, hỗ trợ cáp quang.

8. Smart Managed Switches

Smart Managed Switches là dòng Switch được thiết kế để cung cấp một số tính năng tính năng rút gọn cơ bản như QoS, VLAN, Port Aggregation, bảo mật, ... Dòng Switch này có khả năng mở rộng ít hơn so với các Managed Switch nhưng cơ bản vẫn cần quản trị viên cấu hình các tính năng.

Smart Switches hiệu quả về mặt chi phí và phù hợp triển khai ở vùng mạng biên kết nối với End User trong một mạng lớn (trong khi các Switch Managed được sử dụng trong mạng Core), Smart Switches phù hợp làm cơ sở hạ tầng cho các mạng nhỏ hoặc cho các nhu cầu phức tạp thấp.